Tôi vốn là kẻ quê mùa, nghề gìn giữ di sản ở cố đô. Cách đây ngót 3 năm, vào dịp đầu xuân năm Mậu Tí, tình cờ gặp gia chủ, khi ấy anh chị đang ra Huế tìm thầy hỏi thợ để thực hiện ước mơ bao năm ấp ủ là tạo lập một ngôi vường để đời ở Đồng Nai này. Thực là duyên kỳ ngộ, vì tôi cũng là kẻ đang mong mỏi khôi phục lại những ngự viên cổ xưa tại vùng đất Phú Xuân của họ Nguyễn. Hàn huyên chuyện trò rồi tâm đầu ý hợp, anh chị tin tưởng rồi nhờ tư vấn đôi điều cho khu vường mơ ước. Tôi biết mình tài hèn sức mọn nhưng cũng gắng sức trằn trọc trăn trở để giúp gia chủ , lại giới thiệu thêm người quen, bạn bè cùng giúp sức. May mà có nghệ nhân Trương Văn Ấn, trưởng nam của cụ Cửu Lập nhận lời giúp dựng ngôi nhà rường kiểu Huế và cổng chính, thầy Vĩnh Cao dẫn dắt về phong thủy địa cục và đặt tên vườn. Rồi biết bao bạn bè của anh chị, người trợ giúp, kẻ góp lời, cốt chỉ mong khu vườn thêm đẹp.
Còn tâm huyết, sức lực mà gia chủ đã dành cho khu vườn này thì thật khó dùng lời mà nói hết được! Từ khi đặt viên đá khởi công đến nay, suốt sáu năm trời anh chị lặn lội khắp nơi, từ vùng núi cao Tây Bắt gập ghềnh, hiểm trở về miền Tân Nam heo hút xa xôi, từ đất Ninh Bình trùng điệp đá vôi đến rừng già Tân Nguyên đại ngàn, rối Huế và giải đất miền Trung nắng lửa… Nơi nào nghe nói có thợ giỏi, kiểng đẹp, đá hay đều quyết không bỏ qua.
Quen anh chị từ bấy đến nay, chứng kiến họ đổ bao tâm huyết, sức lực vì công trình này mới thấy những gì đang hiện hữ đây thật đáng trọng, đáng quý biết nhường nào!
Ngày xưa Phú Xuân Huế là đất kinh kỳ còn Đồng Nai là xứ biên viễn phương Nam. Bậc trượng phu tất phải ngang dọc bốn phương để trải nghiệm mình:
Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng
Có phải vì vậy mà chàng trai đất Đồng Nai sau qía nữa đời kinh dinh tế thế đã quay về quê hương dựng mảnh vườn này mà vẫn không quên được đất Phú Xuân hào hoa diễm lệ.
Vườn tên là Nhã Viên vốn xuất phát từ âm nguyện của gia chủ: dựng một khu vườn dù dốc hết cả tâm sức nhưng ngoãi là chốn riêng để vui thú điền viên còn là nơi để đối đãi bạn bề thân hữu với tất cả sự trân trọng cùng tấm lòng rộng mở của người phương Nam. Chữ Nhã theo nghĩa ấy vừa thanh vừa cao.
Vườn không quá rộng cũa không quá nhỏ, tròn trặn một mẫu ta (5.000m2), đủ để xây dựng mấy căn nhà, khơi mấy con lạch nhỏ, trồng hoa, đặt kiểng và dựng đôi ba hòn giả sơn. Chữ Viên như vậy không chỉ là Vườn mà còn là sự Đầy Đủ, Viên Mãn.
Cổng vườn dựng kiểu Tam Quan cổ điển xứ Huế, không hẳn là kiều cung điện nhưng củng đủ để tương thích với ngôn nhà rường lớn giữ vị thế kiến trúc chủ của Nhã Viên. Nhà tên Phú xuân đường không chỉ gửi gắm ước mong về mùa xuân và sự thịnh vượng mà còn vì phong cách kiến trúc kiểu nhà rường đặc trưng xứ Huế, gợi nhớ về vùng đất cố đô văn vật.
Con lạch nhỏ dẫn nước từ phía tây về đông gọi là Hương Tuyền, có nghĩa là Suối Thơm, cũng là để gợi nhớ về dòng sôn Hương Giang thơ mộng. Suối tích thủy dồn lực từ núi Ngụ Phong, đại giả sơn trấn giữ bên tả Phú Xuân Đường. Phía sau lại có giếng nước Thanh Phương trợ lực năng lượng để không bao giờ giứt. Dưới thác Ngũ Phong là Liên Trì – khoảnh ao nhỏ đủ cho máy bụi sen, súng khoe sắc và khiến Hương Tuyền thêm thơm mát. Hương Tuyền chảy quanh co từ tây qua đông theo hình chữ Chi, qua phía trước Phú Xuân Đường, qua ngôi nhà nhỏ để hóng mát mang tên Lương Phong ở phía đông, tụ thành chiếc hồn nhỏ mang tên Nguyệt Hồ, rồi bao học quanh Vọng Sơn Các cả ba mặt bắc – đông – nam, lại vòng quanh ba mặt bắc – tây – nam của Nam Huyên Đường để dừng lại trước Đào Nguyên Động tạo nên Long Trì – tức Ao Rồng.
Vắt qua Hương Tuyền có 5 cây cầu nhỏ, trước mặt Phú Xuân Đường là Kim Nghê Kiều, cầu đá kiểu cỏ xứ Huế, hình dáng như con lân cuộn mình. Sau cổng chính, trước ngôi nhà Nam Bộ là Phụng Kiều, cây cầu gỗ đơn giản mà duyên dáng như lời mời của gia chủ. Trước cây sộp đỏ kỳ lạ uốn cong tạo thành hình Nguyệt môn có cây cầu nhỏ tạo nên chỉ bằng một viên đá, đó là Long Nhi Kiều. Cầu tựa con rồng nhỏ nhô lưng mời du khách bước qua. Nhánh phía bên kia của Hương Tuyền có phiến đá rộng, gồ lên như mai rùa bắc ngang dòng nước, đó lá Quy Kiều. Ở phía trước đình Lương Phong lại có Lục Độ Thạch, 6 viên đá nhỏ lựa theo thế nước mà xếp đặt để dẫn người đi. Độ thạch không phải là cầu nhưng đưa được người qua suối thì vẫn tính là cầu vậy.
Nhã Viên tuy nhỏ nhưng vẫn thể hiện được chí lớn cùng tâm tình của gia chủ, từng ngang dọc Bắc Nam, tuy xuất thân từ miền Nam nhưng vẫn luôn mong nhớ về xứ Bắc cội nguồn, muốn đưa văn hóa cả 3 miền về chung một khu vườn. Bởi vậy dù lấy Phú Xuân Đường làm chủ nhưng bên tả vẫn có Tư Quảng Đường mang phong cách nhà rường Nam Trung Bộ, bên hữu có Vọng Sơn Các, ngơi nhà sàn đưa về từ miền Tây Bắc xa xôi. Trước Vọng Sơn Các lại có Nam Hyên Đường, ngôi nhà truyền thống Nam Bộ dựng ngay bên cửa chính như đang đón chờ khách. Con cháu chỉ cần nghe tên gọi tất đã hiểu ý người dựng vườn mà không quên cội nguồn tiên tổ.
Long Trì là thủy tụ bên Đông ứng với Linh Phong bên Tây. Núi dựng bằng 3 tảng đá lớn lại đèo thêm hòn đá nhỏ, nhìn dưới chân lại có thêm 3 viên đá khác để đủ 7 hòn. Số 7 tượng trưng cho dãy Thất Sơn, núi chủ của đất miền Nam. Long Trì và Linh Phong tạo nên thế sơn thủy cân bằng mà sung mãn, tựa như Tài – Đức hài hòa, không chênh lệch, tạo nên phúc ấm cho con cháu đời sau.
Con đường nhỏ mang tên Bách Bộ Liên Hoa dẫn từ cồng chính đi khắp vườn được tạo thế quanh co tùy cảnh những mong khách bộ hành tùy hứng mà giãn bước hay dừng chân để tâm hồn được thư thái bình yên. Chữ Nhã Viên cũng hàm ý như vậy.
Ở xứ Đồng Nai lắm mưa nhiều, tứ thời đều là mủa hạ. Nhã Viên là khoảng không gian nhỏ gợi lên hình ảnh của cả 3 miền, phảng phất cả hương xuân, sắc thu và chút thi vị mùa đông mỗi khi trời đổi tiết.
Dựng thành Nhã Viên để thõa mong ước đời người, nhưng anh chị Đặng còn phải chăm chút giữ gìn rất nhiều rất nhiều nữa thì giấc mơ mới tròn trặn viên mãn.
Dựng vườn đòi sức, giữ vườn đòi chí. Tôi mong Nhã Viên ngày càng nhã hơn, đẹp hơn. Nếu vậy, dăm năm nữa Nhã Viên không chỉ là cơ nghiệp của riêng gia chủ mà chắc chắn sẽ là một danh viên ở đất Phương Nam này. Hơn thế, hẳn còn là một di sản văn hóa cho con cháu đời sau.
Biên Hòa, trung thu năm Canh Dần
TS Phan Thanh Hải cẩn bút
Nhã Viên Quán
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét